BÙNG VỠ TÂM THỨC

HomeVƯỜN VĂN

BÙNG VỠ TÂM THỨC

BÙNG VỠ TÂM THỨC Pháp Bảo Đàn như tiếng sét làm bùng vỡ kiến chấp từ tập khí căn đế lâu đời “Gạo đã trắng chưa?” “Dạ đã trắng lâu rồi, chỉ còn

LỜI NGỎ
Chó Ngáp Phải Ruồi
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ MỘT NHU CẦU THỰC TẠI
Hãy Tự Làm Cho Cuộc Đời Thăng Hoa
BIẾN CỐ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

BÙNG VỠ TÂM THỨC

Pháp Bảo Đàn như tiếng sét làm bùng vỡ kiến chấp từ tập khí căn đế lâu đờiBÙNG VỠ TÂM THỨC

  • “Gạo đã trắng chưa?”
  • “Dạ đã trắng lâu rồi, chỉ còn cần người sàng sẩy!”

Gạo đã trắng lâu rồi, tự tâm đã thanh tịnh, – thấy tánh, chỉ còn chờ ấn chứng

Đời vốn dĩ là bể khổ, lăn lóc mãi hoài trong sóng khổ trầm luân. Đã thấy rồi! Đã thấm rồi nỗi khổ trần ai

Đã thấy rồi! Cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ, mỗi sát na trôi qua sinh diệt đến vô cùng

Đã thấy rồi! Đời là hạt châu bóng nước, long lanh khi ánh thái dương bừng sáng, nhưng rồi bổng chốc tan mau bến tích sau cánh cửa chiều hôm. Danh lợi – giàu sang – tình ái chỉ là hoa đóm giữa hư không

Mỗi dòng đời trôi qua, mang bóng dáng vinh – nhục – sang – hèn – vui – khổ, đều là trò chơi phóng tưởng của bàn tay vô cảm của tạo hóa. Tất cả đều do thức biến hiện
Chữ nghĩa ngôn ngữ trần gian là đạo đoạn, vượt qua đạo đoạn để đi vào nguyên lý thâm áo cao siêu, thì tức khắc trực ngộ thấy tánh – tỏ tâm. Nếu xoay muôn ngàn ức niệm vào trong, thì tướng mạo của các pháp đều không. Hãy dừng lại, mọi chướng ngại không còn, dù bóng dáng của khổ đau có lăn tăn gợn sóng, hay dồn dập nghìn trùng, cũng không dễ gì tác động, vùi dập được thể tánh chân như

“Y bát là tín hiệu, há đem vũ lực mà đạt được sao?”

Vũ lực, chỉ là sức mạnh vũ phu. Thế lực bạo quyền làm sao có thể dẫm đạp, xóa tan một nền văn hóa kỳ vĩ đã được thấm đẫm ăn sâu vào lòng dân tộc. Tinh thần Bi – Trí – Dũng, là tinh thần tất thảy, là sức sống vô biên, là nguồn năng lượng vững chãi, đã tồn tại hòa nhập vĩnh viễn vào thịt da, vào cuộc sống dân sinh. Dân tộc còn là đạo pháp còn, dân tộc mất, là đạo pháp cũng mất theo và ngược lại…

“Mười lăm năm tị nạn trong đám thợ săn. Đến bữa ăn, bỏ rau vào nồi thịt, ai hỏi chỉ đáp, ăn rau bên thịt mà thôi”

“Chỉ ăn rau bên thịt”, dù tăng thân Huynh trưởng GĐPT đang sống giữa ngũ trược ác thế, mà tâm vẫn trong sạch tĩnh tại. Bồ tát vào đời, dấn thân nhập thế. Xã hội thì dẫy đầy rối rắm nghiệt ngã, Huynh trưởng GĐPT lập hạnh an nhẫn, nhưng không đánh mất tăng thân

“Tâm bình chính là giữ giới
“Hạnh thẳng cũng như thiền”

Tâm lúc nào cũng một dạ trung trinh như nhất, không khom lưng uốn mình trước quyền lực hư huyễn. Không để mùi vị tanh hôi nhuốm bẩn, như vậy là giữ giới tinh nghiêm

  1. Giới hương, là tự tâm không quấy ác, ganh tị tham sân. Dù đối mặt với kẻ xấu ác, vẫn yên bình an nhẫn, trãi rộng tâm từ thương hại kẻ lầm đường lạc lối
  2. Định hương, là tự tâm yên tịnh, không xao động trước những cám dỗ tanh hôi, trước miếng mồi căn bã thừa mứa
  3. Huệ hương, là tự tâm suy ngẫm, nhận diện chánh tà. Soi rọi tự tâm, phân biện đúng đắn, chánh niệm tuệ giác
  4. Giải thoát hương, là tâm tự tại – vô ngại, dù đứng trước nghịch cảnh nghìn trùng, vẫn vững chãi hãnh tiến không chùn bước, tĩnh tại ôn hòa hóa giải chướng duyên, thành toàn chí nguyện
  5. Giải thoát tri kiến hương, là tâm tự tại, tinh cầu thực tập tu học, tinh tấn đạt lý chân thường, hòa nhập chuyển hóa tha nhân, giải nghi kiến chấp

“Tự tánh chúng sinh thệ nguyện độ”, còn có chúng sịnh lặn ngụp – trầm luân trong sóng khổ, thì Huynh trưởng GĐPT đại nguyện vào biển phiền não để độ tận

“Lạy mà đầu không sát đất, sao bằng đừng lạy. Trong lòng ngươi chắc còn một vật. Ôm giữ cái gì thế?”

Ôm giữ cái gì thế! Mãi mê ngất ngưỡng hư danh, ngã chấp đạo đoạn. Cứ ngỡ rằng ta là trung tâm vũ trụ, thế giới này phải phục vì, gục đầu trước ngạo mạn thiếu tự trọng, khinh đời…

Phật tử mà tín tâm chưa vững, tín lý chưa chắc, tâm thành chưa sâu, trong lòng còn khư khư ôm giữ mối hoài nghi, kiến chấp vô tưởng, thì chỉ là người sơ tâm – ngoại đạo – thiển trí, bọn nhứt xiển đề cùng với ma vương liên kết làm đạo bạn. Dù thế nào cũng không lấy đó làm tự đắc, không thể cùng Phật tử chân chính, có đức độ khiêm cung, biết tận tụy hy sinh vì tổ chức kết làm tăng lữ

“Tụng kinh ba ngàn bộ
“Tào Khê một câu quên”

Cái học của Đạo Phật không phải là cái học từ chương – sáo ngữ. nước đổ lá môn lấy có. Tự cho rằng mình đã học được bộ kinh này, tiếp thu được bộ luận nọ, như là trả nợ qua đò cho xong, mà vốn liếng tri thức, ứng dụng thực tế không có là bao. Cái học của người Phật tử chân chánh, phải là cái học thực chứng, hiện thực trong đời sống thường nhật, làm sáng tỏa hào quang bằng những đức hạnh cụ thể thực tế. Thể hiện bằng những sinh hoạt có hiệu quả thiết thực. Phải là người có sức sống thân – khẩu – ý giáo sáng tỏa, đủ tư cách thuyết phục, thu hút quần chúng, được các em yêu mến – xúm xít bu quanh

BINH ĐOÀN GĐPT

my-portfolio
Newer Post
Older Post

COMMENTS

WORDPRESS: 0