CÁI TÔI THẬT TỒI TỆ

HomeVƯỜN VĂN

CÁI TÔI THẬT TỒI TỆ

CÁI TÔI THẬT TỒI TỆ - Lột tả lại tâm sự đáng thương hại - Tôi không còn nữa một thời trẻ trâu ngây thơ ngốc nghếch bốc đồng, bồng bột – bột phát. Đú

ĐỐI DIỆN CÔNG QUYỀN
NGOẠI MA LÀM TOÁT LÊN SỰ THANH TỊNH THANH CAO
TỈNH THỨC TIẾN TRÌNH SINH HOẠT THƯỜNG NHẬT
ĐẠI HỘI 3 GĐPTVN TRÊN THẾ GIỚI
HỘI NHẬP VĂN HÓA GĐPTVN

CÁI TÔI THẬT TỒI TỆ
– Lột tả lại tâm sự đáng thương hại –

CÁI TÔI THẬT TỒITôi không còn nữa một thời trẻ trâu ngây thơ ngốc nghếch bốc đồng, bồng bột – bột phát. Đúng ra với cái tuổi của tôi hôm nay phải được thấm đẫm đằm thắm chín chắn hơn. Có lẽ vô minh vi tế tìm ẩn từ sâu thẳm tìm thức mà từ lâu tôi giải đãi – chây lười – thiếu tinh tấn, không chịu thực tập tu học kịp thời gột rửa thân tâm ô nhiễm. Đúng ra tôi phải được chín chắn hơn, không nên bộc phát để có những suy nghĩ nông cạn, có những hành vi – lời nói sai trái như vậy !… Bởi vì thực tế đâu phải là như thế, đâu phải như vọng tưởng tôi muốn là được. Những suy nghĩ cạn cợt non nớt, ngỡ rằng tôi thừa sức vá trời, ngỡ rằng đời đục cả một mình ta trong, lầm nhận tha nhân a dua hùa theo đồng tình với cái xấu. Nhưng sự thật phủ phàng, quần chúng rất sáng suốt, nhìn nhận đúng sai, thấy được mặt thật tôi giả dối, tiểu nhân hèn mọn, làm cho tôi thật sự hoảng hốt hụt hẫng chới với đối mặt trước vách núi phẳng lì sừng sửng đen tối mịt mùng không lối thoát. Tôi đã vô minh thiếu lý trí, tự đào hố chôn mình trốn tránh sự thật

Tôi đã đọc thấy lời cảnh báo chân thành, nhưng trí óc tôi mụ mẫm hẹp hòi, suy nghĩ nông cạn, dại dột nghe lời xúi dục. Tôi hèn hạ bươi móc tanh hôi, hung hăng nói xấu người khác, nhưng người thì mãi mãi tĩnh tại lắng im làm cho tôi chới với hụt hẫng vô cùng. Người xưa có câu:

“Chân mình thì lấm mê mê
Đi cầm bó đuốc mà rê chân người”

Phương Tây có câu:
“Khi bạn chỉ tay vào mặt người khác, có đến ba ngón tay đang chỉ về phía bạn.”

Đức Phật dạy:
“Người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun”

Tôi đã sai lầm suy diễn quy chụp người khác, cái suy nghĩ hạn hẹp của tôi đã bị đánh lừa, tôi cứ ngỡ rằng người khác cũng giống như tôi, để rồi tôi tự ôm vào mình nỗi thất bại oán hận vô cớ. Cái tôi ngạo mạn hèn mọn khinh đời trong tôi, đã lừa phỉnh thổi tôi lên, đến lúc căng phồng tột độ thì nổ tung ra thả tôi xuống tám tầng địa ngục sâu ngoắm hãi hùng. Tôi không biết tàm quý ‘tự hổ thẹn’, không biết sĩ diện, không biết tự lượng sức mình, không biết khả năng gà mả loanh quanh cối xay, mắt ếch nhìn lên chỉ thấy bầu trời bo tròn quanh miệng giếng, để rồi chai lì, tham vọng cuồng si, tranh giành hơn thua, làm cho tôi thất bại ê chề, đột quỵ té đau, đau đời tê điếng

Tôi không có thực tài – thực học, cảm thấy mình chỉ là con người tiểu nhân, nhân cách hèn hạ – thừa thải – bất khiển dụng, lạc loài tủi nhục giửa đêm đen, mọi người xa lánh, không còn có một thương yêu – ủng hộ. Từ sai lầm của tôi, mọi thứ đều đảo ngược lại, mọi mũi dùi từ nhiều hướng đều chỉa thẳng vào tôi, tôi tủi nhục ê chề, không biết có lỗ nẻ nào để mà chui nhủi trốn tránh

Không biết rồi đây, qua bài học đau đời đã đủ hay chưa để làm tôi thức tỉnh, lắng lòng sáng suốt nhìn lại thân phận hèn mọn chính mình để mà còn có làm lại. Hay mê vọng – tham – sân – si – vô minh tiếp tục đẩy tôi cứ mãi trượt dài từ sai lầm này đến sai lầm khác, để rồi dòng đời tôi trôi chảy bập bềnh như cánh bèo dạt mây trôi, để rồi nhận tôi chìm nghỉm đến đáy vực sâu trong day dứt tột cùng mịt mùng da diết

Nhưng tôi biết dời không hẳn là thế, không quá bi quan – khắc nghiệt như tôi tưởng, không phải một lần đổ đi mà không còn có một cái gì để mà hốt lại được. Chỉ sợ lòng mình không chịu thức tỉnh, thiếu thành thật chân thành – gát bỏ sĩ diện – biết tàm quí, biết tự soi gương, biết nhìn rỏ sự thật về khuôn mặt chính mình để mà biết tu – biết sửa sai, để mà mạnh dạn bước đến. Cũng còn có những vòng tay thân ái tưới tẩm yêu thương đang chờ đón phía trước, như một người cha sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận gã cùng tử trở về sau những năm tháng dài lưu lạc phương xa. Với tâm lượng vị tha – quân tử hải hà, từ bi hỷ xả độ lượng cứu vớt những mảnh đời lỡ bước sa cơ thất thế

Người ta sinh ra ở đời không phải là để ngồi ì thương vay khóc mướn hay tả oán – bươi móc tanh hôi – hằn học với đời, mà mục đích vào đời là để học cách sống, để sống một cuộc đời tốt đẹp hơn lên. Phải biết học cách yêu thương để có một cuộc sống yêu thương vi tha – nhân ái

Một con người toàn thiện phải hội đủ ba đức tính: Nhân Từ – Nhân đức và nhân ái

“Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết mới sống”

“Trang Tử dẫn một đoàn môn sinh lên núi thăm bằng hữu.Đến chỗ rừng sâu heo hút, thấy đám tiều phu đang đốn cây. Trang Tử hỏi: – Vì sao các anh chặt hết mấy cây kia, chỉ lưu lại mỗi một cây to này ?

Tiều phu nói:

  • Cây này xem bề ngoài đẹp đẽ vậy chứ vô dụng lắm, chẳng xài được gì cả !

Trang Tử quay đầu ngó môn sinh bảo:

  • Cây này nhờ vô dụng mà được lưu lại, các anh phải học theo như vậy !

Đi qua núi, trời sắp sụp tối, Trang Tử dẫn môn sinh đến nghỉ đêm nơi nhà người bạn
Người bạn đã lâu không gặp Trang Tử, mừng rỡ sai con:

  • Hãy mau giúp cha làm thịt chim đãi khách !

Con cầm dao lên, hỏi cha:

  • Nhà mình có hai con chim, nên giết con nào ?

Người cha bảo:

  • Tất nhiên là con không biết hót !

Nói xong, người cha mỉm cười bảo Trang Tử:

  • Con tôi khờ quá, có vậy mà cũng hỏi, con chim không biết hót thì vô dụng quá, giữ lại làm chi ?

Trang Tử quay đầu bảo môn sinh:

  • Con chim được sống là nhờ biết hót, các anh phải học tập điều này

Sáng hôm sau, các trò không nhịn được, hỏi Trang Tử:

  • Thưa thầy, chiều qua vào rừng, thấy cây vô dụng được chừa lại, thầy bảo học nó. Rồi đến lượt con chim, nhờ có tài mà được sống, thầy cũng bảo học nó. Lời thầy dạy thực mâu thuẫn quá, rốt cuộc chúng con phải theo bên nào? – Hữu tài hay vô tài? Hữu dụng hay vô dụng ?

Trang Tử cười to, nói:

  • Các anh phải dùng trí phán đoán, tùy thời mà cư xử, ứng biến chứ! Hễ thấy cần hiển tài thì phô tài, cần vô dụng thì hiện vô dụng. Còn bình thường thì hãy trụ ở giữa hữu và vô, vậy thôi”
    (Kể theo Trang Tử Sơn Mộc)

“Trang Tử là một vị thầy được đời tôn xưng là bậc hiền trí, cư xử ôn nhu dịu dàng. Người trí thì không chấp chặt hay thiên về một bên. Giữa vô dụng và hữu dụng họ đều khéo rút ra phương pháp hay để sống. Bao giờ cũng thức thời, khéo nắm bắt cơ hội để ứng xử thích hợp. Tùy lúc mà họ thể hiện có tài hay vô dụng. Dù không phải là bậc toàn trí toàn năng, song giữa hữu và vô tài họ luôn nhận định sáng suốt và thể hiện phù hợp

Thực ra đúng, sai; phải, quấy; tốt, xấu; tài và bất tài… đều tùy thuộc vào sự uyển chuyển, tỉnh sáng của tâm. Phật pháp vốn là pháp bất định, nếu sống cứ chấp chặt một bên, ứng xử không hợp lúc hợp thời thì dễ chuốc lấy tai họa, khổ lụy. Bởi vậy, người trí tuy hay nhìn vào nội tâm, song ứng đối với ngoại giới luôn nhanh lẹ, khế cơ khế thời. Đôi lúc thấy như hay, đôi lúc nhìn như dở! Họ tùy duyên, song lại bất biến! Điểm chính là tâm tư phải bình an, tĩnh lặng thì mới có được sự hành xử sáng suốt, ít lỗi lầm

Người ta thường nói, dại cũng chết mà khôn cũng chết, biết mới sống. Biết chính là tuệ giác biết tùy lúc tùy thời ứng xử nhịp nhàng. Không trụ, không chấp sống an nhiên, tùy duyên tiếp vật, lợi mình và lợi người v.v… chính là minh triết trong cuộc sống mà mỗi người cần phải thực tập để thành tựu”

Trích dẫn từ: St by luu.vn https://luu.vn/dai-cung-chet-ma-khon-cung-chet-biet-moi-song.htm

Mặc tẩn những ai lầm lạc – đang tâm quay lưng bỏ đi, chứ không đành lòng phủi tay là sạch ráo, mà sẵn sàng đón người trở lại, để mà còn tỉnh thức dẫn hướng lương tri – mở mắt Phật tính

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

BINH ĐOÀN GĐPT

my-portfolio

COMMENTS

WORDPRESS: 0