GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT Trong cuộc sống trần ai bộn bề khổ não, Sau những bất lực gian nan đường dài mê mỏi, người ta đến với tôn giáo để tìm một ban
GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT
Trong cuộc sống trần ai bộn bề khổ não, Sau những bất lực gian nan đường dài mê mỏi, người ta đến với tôn giáo để tìm một ban ân, cầu phước. Giữa thời cộng nghệ phát triển đến chóng mặt, khoa học đã đẩy xa trí tưởng tượng đến vô cùng. Nhưng tôn giáo vẫn còn nằm ì như một liều thuốc phiện nguy hại, ru ngủ thân phận, muội dân; mù mờ, phó mặc đời mình vào những ngẫu tượng, ngoại giới phóng tưởng
“Ta còn để lại gì không
“Kìa non đá lở này sông cát bồi
“Lang thang từ độ luân hồi
“U minh nẻo trước xa xôi dặm về”
(Rừng Phong – 1954 – Vũ Hoàng Chương)
Như một lữ hành lang thang giữa bụi trần ai, lạc loài vô định. Từ thuở:
“Thảo nào khi mới chôn nhau
“Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”
(Cung Oán Ngâm Khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Cho đến lúc:
“Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy
“Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
“Trăm năm còn có gì đâu
“Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”
(Cung Oán Ngâm Khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Cuối dòng sinh diệt, điều quan trọng là “còn để lại gì không” ??? Nhiều dấu hỏi to lớn đã được đặt ra, chúng ta đã từng nhận được gì? Đã có cái gì và đã từng hưởng thụ được những gì trọn vẹn?
“Vui là vui gượng kẻo mà
“Ai tri âm đó mặn mà với ai”
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
“Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Bất chợt giật mình tỉnh giấc:
“Giấc Nam Kha khéo bất bình
“Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”
(Cung Oán Ngâm Khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Trên hành trình đi tìm lẽ sống, tha nhân đã buông trôi phóng tưởng, trược xa mệt nhoài vô vọng. Dưới sức tàn phá khắc nghiệt, sự lọc lừa bẽ bàng đau đớn thảm thiết, cuộc đời điên đảo đã bị bẻ cong tan tác, rẽ sang hướng khác. Con người thật sự yếu đuối, bất lực, tủi nhục ê chề trãi qua biết bao trận đau đời, bàng hoàng sững sốt! Phải có cuộc sống thực với chính mình; vắng lặng, tỉnh thức, để cho hơi thở thật sâu, làm thay đổi, sống lại nhân cách, ý thức nhân bản…
Đạo Phật là đạo giác ngộ, giải thoát. Đến với đạo Phật, khát vọng thiết tha cầu học, thực tập, liễu ngộ chân đế để được giải thoát. Giải thoát của phật giáo không phải vọng tưởng ở cõi bên kia xa vời, mà giải quyết căn đế để an lạc thực tại, giải quyết mê vọng để được tỉnh thức. Muốn tỉnh thức, phải biết dừng lại vọng tưởng
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đạo đức và tài năng, là tiêu chuẩn đúng đắn đánh giá phẩm chất. Đạo đức lúc nào cũng đi lên, nâng cao phẩm giá. Con người với đầy đủ nhân từ, nhân đức, nhân ái để hoàn thiện cuộc sống. Bi – trí – dũng, ba yếu tố nhân văn tối ưu tỏa sáng nhân cách toàn thiện, năng hóa xã hội
Nhưng tài năng không phải là thứ yếu, tài năng quyết định sự thành công. Trong ứng xử, thiếu tài năng thì chỉ là thứ phẩm
Trong bối cảnh xã hội, đạo đức đang bị sói mòn, suy thoái trầm trọng. Con người toàn diện, biết tu dưỡng, ứng dụng bổ sung hài hòa, tỏa sáng tài đức muôn thuở, tạo nên nhựa sống căng tràn làm chuyển biến mới mẻ ./-
Phan Văn Huy Tâm
COMMENTS