THỰC TÂP TU HỌC Nam Mô A Di Đà Phật Hôm nay được quý anh chị cho phép em được nói, em xin phép được trình bày sở kiến nhỏ bé trong quá trình thực tậ
THỰC TÂP TU HỌC
Nam Mô A Di Đà Phật
Hôm nay được quý anh chị cho phép em được nói, em xin phép được trình bày sở kiến nhỏ bé trong quá trình thực tập tu học của mình.
Kính thưa quý anh chị !
Em thì không có đề tài gì lớn để nói, em chỉ xin phép được nói về những diễn biến trong quá trình thực tập tu học của mình trong nhiều năm qua. Để xin ý kiến chỉ dạy của quý anh chị đã kinh qua thực tập tu học từ rất nhiều năm, giúp em làm sáng tỏ và chỉ dạy thêm cho em, giúp em tin tưởng tinh tấn thêm trong thực tập tu học.
Kính thưa quý anh chị !
Trong tổ chức GĐPT của chúng ta chưa chọn – chưa quy định cho Huynh Trưởng một pháp môn thực tập tu học nào cụ thể (ngoài chương trình các bậc tu học trường kỳ của Huynh trưởng hiện có). Mỗi Huynh trưởng phát nguyện tu học phải tự chọn cho mình một pháp môn phù hợp với mình để thực tập rèn luyên chuyển hóa bản thân, trước là để hoàn thiện nhân cách – sau đó đủ năng lượng phần nào để góp phần cùng tổ chức trong công tác giáo dục – giúp chuyển hóa đàn em thân yêu.
Sau những thời gian dài, trải qua các bậc tu học, được sự dạy dỗ tận tình của chư tôn đức, được sự hướng dẫn ưu ái của quý anh chị đi trước, đã khai thị cho chúng em, em đã nổ lực tinh tấn – miệt mài tu học và từ đó em đã ngộ ra phần nào trong cuộc sống, nên em đã mạnh dạn tự chọn cho mình pháp môn quán niệm hơi thở để thực tập tu học từ bấy đến nay.
Kể từ đó, ngoài giờ tịnh độ, em chuyên cần miệt mài hành thiền hằng đêm. Ngoại trừ những thời gian góp phần tham gia Phật sự quan trọng hay những ngày dài tham gia tổ chức trại truyền thống – trại chuyên năng – trại họp bạn hay trại huấn luyện đòi hỏi nhiều công sức, thời gan còn lại em không bao giờ lơ là chểnh mảng, em luôn luôn nỗ lực thực tập chú ý hơi thở:
Em thực tập thở vào – rồi dừng một chút – hơi thở luân lưu khắp châu thân – rồi thở ra, cứ trình từ như vậy mãi miết, cho đến một hôm trong em có cái cảm giác: tâm hồn như lắng xuống – sâu lắng, rồi từ sâu đáy lòng một cảm giác vui vui lâng lâng dâng lên – ngan ngát kéo dài làm cho em cảm thấy thích thú đeo đuổi mãi suốt cả buổi hành thiền. Em không biết trạng thái này có phải như trong kinh đã diễn tả là hỉ – lạc hay không ? Đây là câu hỏi thứ nhất của em.
Cứ mỗi lần xếp chân ngồi thiền – theo dõi hơi thở – thở vào – nín thở – thở ra, sau 30 hơi thở là trạng thái vui vui xuất hiện, em không còn nhớ là nó kéo dài đến bao nhiêu năm.
Bổng một hôm trong em cảm thấy có trạng thái như bị một bóng tối phủ chụp rồi đè em xuống, em mãi chú ý theo dõi, nó cứ đè em xuống, xuống mãi – xuống mãi – bẹp dí đến tận bồ đoàn. Hơi thở như muốn đứt mất, em sợ quá em vụt bừng tỉnh thoát ra.
Cứ mỗi lần vào thiền là trạng thái này lại xuất hiện, có lẽ kéo dài hơn một năm, làm cho em mãi lo sợ, nhưng vẫn quyết tâm không bỏ giờ tu thiền.
Cho đến một hôm, nó vẫn cứ đè – đè mãi – thân thể hình như bẹp dí đến sát bồ đoàn – hơi thở nặng nhọc như muốn đứt ra.
Em vụt suy nghĩ – tự hỏi: Chẳng lẽ sự thực tập – sự tu tập của mình chỉ đến đây thôi sao ? chẳng lẽ mình đành phải bỏ cuộc ?
Em băn khoăn tự đặt câu hỏi: Chư Phật – chư Tổ thì sao ? Phải có sao đó các ngài mới thành đạo ?
Em suy nghĩ, chẳng lẽ mình đành phải bỏ cuộc, đành phải chịu thua trước chướng duyên này.
Một hôm em bất chợt suy nghĩ, đời người trước sau gì rồi cũng chết, chết là mất đi một thân mạng, em tin tưởng cái tâm thức này nó không mất. Thế là em không còn sợ nữa, em hạ quyết tâm xem thử cái chết nó diễn ra như thế nào.
Em theo dõi thân em, cảm giác nó cứ mãi bị đè xuống – đè sâu xuống – xuống mãi lạc vào một vùng tối đèn ngòm – xuống mãi – xuống mãi. Bất chợt em nghe một tiếng bật – như làm rung chuyển cả bản thân, rồi thân em như bay lên – lên mãi – lên mãi vào một khoảng không yên lặng – êm ắng vô cùng, hơi thở nhẹ nhàn mong manh treo trên chóp mũi.
Từ đó cho mãi đến bây giờ, mỗi khi vào thiền, sau 30 hơi thở là cảm giác tâm thức như cứ trôi mãi – bơi lượn trong khoảng ánh vàng mênh mông yên lặng cho đến khi xả thiền.
Em không biết xác định được trạng thái này là gì ? đây là câu hỏi thứ 2.
Như đã trình bày ở trên, em nhận thấy cái kết quả thực tập ban đầu có trạng thái an lạc xuất hiện, làm cho mình cảm thấy vui vui, đây là điều cần thiết cho mỗi người với dẫy đầy bộn bề âu lo – muộn phiền đoanh vây trong cuộc sống đời thường. Mỗi lần có anh chị em hay có ai đó than thở muốn tìm an lạc nội tâm, là em tận tình trình bày – hướng dẫn phương pháp thực tập quán niệm hơi thở.
Em nhận thấy lúc nào cũng vậy, sau mỗi lần hướng dẫn phương pháp quán niệm hơi thở, đêm về đến giờ tu thiền, mỗi lần thực tập sau 30 hơi thở là trạng thái an lạc trình tự xuất hiện. Nhưng những lúc này tâm thức sao cứ mãi xáo trộn không yên không còn được tập trung. Nhưng em vẫn kiên trì không bỏ các thời hạ thủ công phu, nó cứ như vậy có khi kéo dài mãi đến gần 1 tuần lễ, thì tâm thức mới được lắng xuống và trạng thái an lạc mới tiếp tục xuất hiện lại bình thường. Em nghĩ đây là phật sự lợi tha trải lòng vì tha nhân, vậy mà không biết được tại sao hiện tượng này nó lại diễn biến như vậy ? Đây là câu hỏi thứ tư.
Không biết có phải như kinh đã diến tả, đây có phải là TỊNH – ĐỊNH hay không ? Nếu chưa phải thì em phải thực tập thêm như thế nào nữa ? đây là câu hỏi thưa 3.
Em kính mong quý anh chị đã kinh qua – trải nghiêm trong quá trình thực tập – tu tập từ nhiều năm chỉ day thêm cho em, giúp em giải nghi – tinh cần thực tập thêm.
Em xin cung kính lắng nghe sự chỉ dạy quý báu của quý anh chị.
Nam Mô A Di Đà Phật
Houston – TX, 14/3/ÂL – 11042025 , nhằm ngày có trăng. Bố tát tụng giới Bồ tát cư sĩ tại gia.
Phan Văn Huy Tâm
COMMENTS